Nơi ăn "Tết Độc lập” lớn nhất cả nước

Bên Di tích lịch sử bến phà Quán Hàu, huyện Quảng Ninh đã diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ huyền thoại. Đây là nét đẹp trong đời sống văn hóa, hoạt động thể thao của người dân huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), được khơi nguồn từ hơn 500 năm nay và đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

dua-ghe-quang-binh.jpg1.jpg

Lễ hội đua thuyền ở nơi ăn "Tết Độc lập” lớn nhất nước  quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ảnh: congly.vn)

Nhộn nhịp, rộn ràng cùng tiếng xoong, nồi gõ keng keng là không khí ở vùng quê Lệ Thủy (Quảng Bình). Suốt gần 1 tháng qua, người dân ở đây chuẩn bị cho các lễ hội tổ chức nhân dịp Quốc khánh 2.9, từ rất lâu địa phương này đã nổi tiếng là nơi đón "Tết Độc lập lớn nhất nước".

Quảng Bình - nhắc đến địa danh ấy người ta sẽ nghĩ tới quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cái nắng bỏng rát, tới Di sản thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, hay vương quốc hang động Thiên Đường. Ít ai biết, ở dải đất miền Trung nắng gió, nơi “cửa ngõ” vào Nam ra Bắc ấy, mọi người ăn "Tết Độc lập” lớn nhất cả nước.

“Tết Độc lập” là dịp để mỗi người dân huyện Lệ Thủy sinh sống khắp mọi miền đất nước trở về quê hương đoàn tụ với gia đình. Hàng năm, cứ mỗi dịp Quốc khánh, người dân Lệ Thủy thường làm mâm cúng tổ tiên cũng là để giỗ Bác Hồ, đây là một trong những nét đẹp truyền thống thể hiện những tình cảm, sự tôn kính và lòng biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bên Di tích lịch sử bến phà Quán Hàu, huyện Quảng Ninh đã diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ huyền thoại. Đây là nét đẹp trong đời sống văn hóa, hoạt động thể thao của người dân huyện Quảng Ninh, được khơi nguồn từ hơn 500 năm nay và đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội được khai mạc vào 7 giờ sáng ngày 2.9. Lúc này, tất cả các đội thuyền đua với gần 1.300 vận động viên tập trung trước sân khấu nổi, dự lễ khai mạc, tuyên thệ luật chơi và chuẩn bị một tinh thần, sức khỏe kỹ lưỡng để có một chặng đua tốt nhất.

Lễ hội có sự tham dự của 10 đội đua nữ, 24 đội đua nam, các đội đua nữ xuất phát trước sau đó đến các đội đua nam. Nơi náo nhiệt nhất ở dọc hai bờ sông Kiến Giang, tập trung hàng ngàn người dân đến cổ vũ, họ cầm thau tát nước cho các vận động viên bơi ngang qua, hò reo to tên gọi của đội đua xã nhà tiếp thêm tinh thần cho các vận động viên.

Lễ hội đã thấm sâu vào tiềm thức, máu thịt của người dân Lệ Thủy, thu hút sự tham gia của hàng vạn người dân địa phương và khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Đây là cơ hội để địa phương định hướng, quảng bá hình ảnh về mảnh đất, con người Lệ Thủy - quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp./.

link nguồn:https://nguoihanoi.vn/noi-an-tet-doc-lap-lon-nhat-ca-nuoc-76441.html

Đã đăng bởi admin trong mục Đời Sống
5051 lượt xem

Video liên quan

00:00 Thịnh hành Người tiên phong xã hội hóa nghệ thuật múa

Người tiên phong xã hội hóa nghệ thuật múa

3638 lượt xem